Tóm tắt:
Ngày nay kinh tế biển ở trong giai đoạn đối mặt với thách thức phát triển của biến đổi khí hậu (BĐKH), biến đổi đại dương, xung đột quốc gia và và cạnh thị trường. Việt Nam là một quốc gia biển và biển đóng vai trò quan trọng đặc biệt đối với chiến lược bảo vệ và phát triển đất nước. Vì vậy, Việt Nam cần phải phát triển thích ứng linh hoạt, tăng cường hợp tác, đổi mới công nghệ để đảm bảo an ninh biển và đại dương và thích ứng với BĐKH. Qua nghiên cứu khảo sát thực địa và nghiên cứu tài liệu điển hình tốt về công tác định hướng quy hoạch và đầu tư phát triển du lịch biển đảo của Manđivơ, chúng tôi đưa ra suy nghĩ về định hướng quy hoạch phát triển du lịch biển đảo đối với Việt Nam.
1. Nguồn năng lượng điện và nước sạch
a. Năng lượng điện
Hiện tại, Manđivơ đang nỗ lực thay thế các nguồn năng lượng tái tạo để giảm lượng khí thải cac-bon và chi phí phát điện, bao gồm nguồn năng lượng gió, mặt trời. Theo kế hoạch đến năm 2030, quốc gia quần đảo này sẽ thay thế hoàn toàn các nguồn năng lượng hóa thạch với năng lượng tái tạo, và trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới có lượng cac-bon trung tính. Tuy nhiên, do không thể phụ thuộc vào một nguồn năng lượng độc lập nào, nên việc sử dụng nhiều nguồn năng lượng khác nhau. Vì việc vận hành các công nghệ sử dụng năng lượng tái tạo không ổn định, dẫn tới sản lượng điện không đảm bảo bền vững, nên Manđivơ cần phát triển một công nghệ sản xuất điện bổ sung. Bên cạnh đó, việc lưu trữ điện quy mô lớn là một phương thức quan trọng để tránh hiện tượng các đảo bị cô lập do mất điện và ứng phó với rủi ro. Vì vậy, yêu cầu lưu trữ năng lượng quy mô lớn là thiết yếu để đảm bảo đầy đủ điện phục vụ cho nhu cầu tăng nhanh chóng, ứng phó trường hợp khẩn cấp hoặc hỏng hệ thống. Việc xây dựng hệ thống phát điện quy mô lớn bằng năng lượng tái tạo đòi hỏi đầu tư cao, và tỷ lệ hoàn vốn thấp trong ngắn hạn, đặc biệt là trên các đảo nhỏ. Do đó, cần có một hệ thống đổi mới về quản lý tài chính và đầu tư để giải quyết những rủi ro này.
b. Nguồn nước sạch
Các đảo của Manđivơ thường cách xa đất liền, nên thiết hụt nguồn năng lượng hoặc nguồn nước ngọt đảm bảo duy trì sự phát triển kinh tế xã hội bền vững. Vì vậy, Manđivơ đã có chiến lược kết hợp các hệ thống tái tạo năng lượng và nguồn nước. Hệ thống cấp nước sạch cho các đảo được xây dựng dựa trên công nghệ vận hành bằng năng lượng hóa thạch. Trong tương lai, hệ thống mới sẽ không dựa vào năng lượng hóa thạch nữa, mà sẽ được áp dụng công nghệ “Năng lượng tái tạo cung cấp năng lượng và nước sạch” (Zero Input of Energy & Water (ZIEW). Việc thực hiện hệ thống ZIEW với quy mô lớn trên các đảo có thể mất một thời gian dài, vì lý do chi phí cao, cần nhiều nguồn lực về kinh tế và công nghệ. Tuy nhiên, Manđivơ đã xác định xu hướng mới trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu đòi hỏi cần phải kết hợp chiến lược quản lý hệ thống ZIEW cung cấp nước sạch và năng lượng trên các đảo.
2. Sản phẩm du lịch lặn biển quan sát cá mập
Trên thế giới, hoạt động lặn biển quan sát cá mập ngày càng phát triển và thu hút hơn 500.000 khách du lịch từ khoảng 45 quốc gia trên thế giới tham gia mỗi năm (Cisneros- Montemayor, Barnes-Mauthe, Al-Abdulrazzak, Navarro-Holm, & Rashid Sumaila , 2013). Tại Maldives, phát triển du lịch dựa vào hoạt động quan sát cá mập có dấu hiệu không bền vững trong thập niên 1990 dẫn đến giảm số lượng cá mập tại các điểm lặn biển. Kết quả là, số lượt khách du lịch tham quan giảm và gây thiệt hại về kinh tế đáng kể. Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ Manđivơ đã công bố lệnh cấm toàn quốc đối với tất cả các cửa hàng bán và xuất khẩu các sản phẩm từ cá mập và vận hành một khu bảo tồn cá mập vào năm 2010. Năm 2013, ước tính có 78.000 khách du lịch với 9,4 triệu USD chi tiêu trực tiếp cho hoạt động du lịch quan sát cá mập ở đảo san hô Nam Ari (Cagua và cộng sự, 2014). Ngày nay, nhận thấy lợi ích từ du lịch quan sát động vật hoang dã, số lượng cá thể cá mập đã tăng lên đáng kể, cho thấy việc thực hiện khu bảo tồn cá mập đang đạt được các mục tiêu như dự kiến. Bên cạnh đó, hoạt động lặn với bình dưỡng khí (scubar), lặn với ống thở (snorkel), và quan sát mặt trời lên là các hoạt động du lịch phổ biến nhất (Bộ Du lịch, Khảo sát Du lịch Maldives 2015). Số lượng khoảng 25.600 khách du lịch đến Mađivơ hàng năm tham gia hoạt động lặn biển quan sát cá mập cao hơn các điểm đến khác, như ở Fiji, Bahamas, và Palau (từ 8.600 đến 19.200 lượt khách mỗi năm). Tuy nhiên, theo dự kiến, sự cạnh tranh về sản phẩm du lịch này trên toàn thế giới sẽ tăng đáng kể trong những năm gần đây.
3. Quy định về quyền quản lý và kiểm soát đảo theo thỏa thuận thuê đất
Quy định mới được áp dụng từ năm 2012 về việc kiểm soát chặt chẽ hơn đối với việc di chuyển tàu thuyền gần các khu nghỉ dưỡng: Thứ nhất, quy định về quy hoạch đầm phá, hạn chế việc vận chuyển bằng thuyền đến các khu vực biển liền kề khu nghỉ dưỡng (MTAC, 2012b). Những hạn chế này bao gồm thuyền du lịch và thuyền của người dân địa phương sử dụng để câu cá và vận chuyển. Quy định này vẫn còn hiệu lực. Thứ hai là quy định ranh giới khu nghỉ dưỡng, cho phép chủ thuê đảo có quyền kiểm soát việc tiếp cận trong phạm vi 700m của hòn đảo (MTAC, 2012c). Theo Bộ Du lịch Manđivơ (2014), quy định này đã bị hủy bỏ vào năm 2014, nhưng do không được quy định đầy đủ, dẫn đến sự hiểu lầm và xung đột nhiều hơn. Vì vậy, quy định được áp dụng lại vào năm 2015 (MoT, 2015a).
Quyền tiếp cận các hoạt động du lịch là điểm gây tranh luận nhiều nhất: Đầu tiên trong số những quan điểm nêu ra là tất cả các khu du lịch đều phải được tiếp cận tự do; Quan điểm thứ hai là trong khi một số điểm được tư nhân hóa, phần lớn các khu du lịch phải được coi là tài sản chung; Lập luận thứ ba là cần đảm bảo công bằng xã hội, không xác định quyền tiếp cận với điểm du lịch dựa trên sự giàu có; Quan điểm thứ tư là: tất cả các điểm du lịch trong Manđivơ phải thuộc về công dân Manđivơ.
Từ năm 2012, pháp luật nhà nước Manđivơ quy định ranh giới trong phạm vi bán kính 1 km quanh các đảo – khu nghỉ dưỡng được bảo vệ không cho phép các hoạt động đánh bắt cá (Quy chế về Ranh giới (Reg No. 2012/ R-7) để đảm bảo tránh ô nhiễm cho khu du lịch về sinh thái, tiếng ồn và tác động tiêu cực đến môi trường du lịch.
I. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam:
1. Chiến lược phát triển du lịch xanh gắn với nền kinh tế xanh
Chính phủ cần ưu tiên phát triển nền kinh tế xanh, phát triển các cơ sở hỗ trợ nghề cá, đánh bắt xa bờ, nơi trú tránh bão, tăng cường công tác cứu hộ, cứu nạn, an ninh trên biển nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, cần ưu tiên triển khai nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực để giải quyết các vấn đề liên quan đến biến đổi đại dương, huy động tối đa nguồn lực từ các đơn vị nghiên cứu trong nước và sự hỗ trợ quốc tế trong đào tạo chất lượng cao cho quản lý và khai thác du lịch biển đảo, du lịch gắn với tài nguyên biển như du lịch tàu biển, bãi biển, làng nghề ven biển, lễ hội văn hóa du lịch biển…
a. Nguồn năng lượng điện và nước sạch:
i. Năng lượng điện
1. Chiến lược phát triển du lịch xanh gắn với nền kinh tế xanh
Chính phủ cần ưu tiên phát triển nền kinh tế xanh, phát triển các cơ sở hỗ trợ nghề cá, đánh bắt xa bờ, nơi trú tránh bão, tăng cường công tác cứu hộ, cứu nạn, an ninh trên biển nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, cần ưu tiên triển khai nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực để giải quyết các vấn đề liên quan đến biến đổi đại dương, huy động tối đa nguồn lực từ các đơn vị nghiên cứu trong nước và sự hỗ trợ quốc tế trong đào tạo chất lượng cao cho quản lý và khai thác du lịch biển đảo, du lịch gắn với tài nguyên biển như du lịch tàu biển, bãi biển, làng nghề ven biển, lễ hội văn hóa du lịch biển…
a. Nguồn năng lượng điện và nước sạch:
i. Năng lượng điện
– Sử dụng năng lượng tái tạo và định hướng ứng phó với biến đổi khí hậu với phát thải cac-bon trung tính. Ở Việt Nam, để đạt được mục tiêu phát triển bền vững về kinh tế – xã hội nói chung và du lịch nói riêng, vấn đề dự trữ và sản xuất sản xuất điện bổ sung cũng cần đặt ra, trong đó sử dụng công nghệ giảm thiểu việc sử dụng các nguồn năng lượng hóa thạch và thay vào đó là sử dụng năng lượng tái tạo.
– Để giải quyết việc cung cấp điện quy mô lớn bằng năng lượng tái tạo, Việt Nam cũng cần đầu tư nguồn lực và kinh phí để xây dựng các công trình hạ tầng quan trọng của đất nước.
ii. Nguồn nước sạch
– Các khu nghỉ dưỡng ở Việt Nam cần kết hợp sử dụng và vận hành hệ thống tái tạo năng lượng và nguồn nước, đảm bảo cung cấp đủ nước sạch cho hoạt động và sản phẩm du lịch. Tại Việt Nam, đảo Phú Quốc cũng đang đặt ra vấn đề nguồn nước dưới đất hiện nay không đủ để cung cấp cho các nhà máy sản xuất nước sạch, trong khi đó lưu vực hứng nước mưa và công trình thủy lợi còn chưa phát triển đầy đủ nên lượng mưa phần lớn đổ ra biển. Vì vậy, cần có xem xét việc học tập áp dụng hệ thống ZIEW cung cấp nước sạch và năng lượng trên các đảo du lịch.
b. Quản lý sản phẩm du lịch biển đảo:
– Chủ đầu tư cần đảm bảo khai thác sản phẩm du lịch biển đảo một cách an toàn, bền vững, thân thiện với môi trường, trong đó xem xét vấn đề chủ quyền trên biển và an ninh quốc gia.
– Cần có quy định rõ ràng về việc sử dụng diện tích lưu vực tính từ đảo cho các hoạt động lặn với bình dưỡng khí (scubar), lặn với ống thở (snorkel), và các hoạt động quan sát động vật hoang dã khác, đồng thời, xem xét quy định tàu đánh bắt cá có được phép hoạt động trong khu vực sở hữu của khu nghỉ dưỡng hay không.
2. Chiến lược đầu tư phát triển khu nghỉ dưỡng du lịch biển đảo:
– Đầu tư hạ tầng về năng lượng điện và nước sạch trên các đảo: Nghiên cứu tính khả thi đầu tư xây dựng sân bay phù hợp với điều kiện ở các đảo; kết nối các đảo của Việt Nam với đất liền và quốc tế; Đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất tại các bến cảng; cải tạo những điều kiện về kỹ thuật, vệ sinh, an toàn tại các bến cảng hàng hóa để phù hợp cho việc đón tàu du lịch; tập trung đầu tư trang bị mới và cải tạo đội tàu du lịch để phục vụ du khách với chất lượng tốt nhất theo tiêu chuẩn quốc tế…
– Về chính sách phát triển du lịch: định hướng xây dựng sản phẩm du lịch biển hướng ra Biển Đông; Có chính sách hỗ trợ về giá, thuế cho các doanh nghiệp du lịch đầu tư phát triển sản phẩm du lịch biển, đảo, cho các tuyến du lịch ra đảo xa; Ưu đãi tối đa trong khung quy định đối với đầu tư du lịch tại đảo xa; Nghiên cứu các biện pháp kích cầu, quảng bá, có chiến lược xây dựng hình ảnh và thương hiệu điểm đến.
– Về phát triển sản phẩm du lịch biển đảo: Nghiên cứu xây dựng sản phẩm mới lạ, đa dạng cho nhóm du khách tàu biển, lặn biển ngắm san hô và quan sát động vật hoang dã, kết hợp với du lịch mạo hiểm; Hướng tới phát triển du lịch theo chiều sâu, khai thác các dịch vụ nghỉ dưỡng, giải trí, khám phá, thể thao trên mặt biển, dưới đáy biển và ngoài đảo xa; Kết hợp sản phẩm khai thác văn hóa biển, ẩm thực biển.
– Quy định đối với ban quản lý khu nghỉ dưỡng biển đảo
+ Ban quản lý khu nghỉ dưỡng xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích cho các bên liên quan đảm bảo tránh xung đột lợi ích, và nguyên tắc người dân địa phương được hưởng lợi.
+ Người dân địa phương có cơ hội việc làm bình đẳng theo cơ chế chia sẻ lợi ích công bằng và minh bạch.
+ Xây dựng chính sách đặc thù về quản lý và tiếp thị điểm đến du lịch biển đảo có sự tham gia của cộng đồng và doanh nghiệp.
+ Quy hoạch các khu nghỉ dưỡng thân thiện với môi trường, cơ sở hạ tầng kết hợp hiện đại và truyền thống.
+ Cộng đồng địa phương khai thác hiệu quả lợi thế đặc thù về văn hóa, thiên nhiên, di sản tại địa phương.
+ Có chiến lược đào tạo, thu hút nhân tài và giữ chân lao động địa phương làm việc ở các lĩnh vực hướng dẫn viên, nhân viên phục vụ; đào tạo ban đầu vốn tiếng Anh giao tiếp cơ bản và rèn luyện thường xuyên; được truyền cảm hứng trong việc bảo tồn và quảng bá giá trị văn hóa, thiên nhiên của địa phương.
Kết luận:
Định hướng chiến lược và phát triển du lịch biển đảo theo cách tiếp cận chuyên nghiệp và bền vững của quốc tế có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam trong công tác định hướng phát triển, quy hoạch du lịch biển đảo, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang xây dựng Chiến lược phát triển du lịch đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, gắn tiềm năng thu hút du lịch về cảnh quan thiên nhiên với việc khai thác thế mạnh về di sản văn hóa, lịch sử, môi trường sinh thái tại địa phương./.
Chiến Thắng - Nguồn: http://itdr.org.vn